flc

Nếu những kiến trúc sư của FLC đã tạo nên hệ thống “mạng nhện” công ty có vốn “khủng” hàng nghìn tỷ, thì cũng cần “vẽ” thêm các công trình có diện mạo hoành tráng, “lộng lẫy” tương xứng. Và tiền tiếp tục được “hút” thêm từ kênh ngân hàng, người mua nhà, cổ đông… để quay vòng sử dụng trong những “vũ điệu” điều chuyển vốn tài tình.

Nhìn vào các tập đoàn bố con FLC group, vốn của họ tăng trưởng nhanh hơn phủ đổng. Họ đều đầu tư tài chính mạng nhên lòng vòng trong chính tập đoàn của họ, bố mua của con con mua của bố , bố cho con vay con cho bố vay sau mỗi lần mua và bán vay mượn có thể tài sản ảo lên nhiều lần (hay vốn ảo tăng lên nhiều lần). Khi nhà đầu tư không được tiếp xúc với các thông tin minh bạch ngốt lên bỏ tiền ra đầu tư mua cổ phiếu coi trừng sập bẫy kinh doanh của họ.

Theo tôi FLC vay kinh doanh đa cấp dưới sự chống lưng của các quan đầu triều, đối tượng ở đây không những người dân mà là các ngân hàng, trước sau các ngân hàng người dân cũng đổ bể nếu các thông tin của FLC được minh bạch.

FLC vẽ rất nhiều các dự án vay tiền của các ngân hàng và thu hút tiền nhàn dỗi của dân qua phát hàng cổ phiếu.

Một phần tiền của ngân hàng nhà đầu tư FLC để đầu tư tiếp các công trình hoành tráng để nhằm vay tiền từ các ngân hàng và phát hành cổ phiếu.

Phần tiền còn lại họ làm gì? Hãy nhìn Công ty CP Xây dựng Faros họ nhanh chóng “thổi” vốn điều lệ lên 4.300 tỷ đồng nhờ phát hành cổ phiếu .Faros là công ty nào? Faros lại chính con đẻ của FLC do nhóm cổ đông đến từ FLC đã góp vốn vào. Vậy dòng tiền của FLC chuyển sang Faros. Thế nhưng, thay vì đổ tiền vào công trình, Faros lại đem tiền nhàn rỗi đi uỷ thác đầu tư 3.332,6 tỷ đồng (tính đến cuối năm 2015) để nhận về lợi tức chỉ từ 0% đến 8%/năm. Tiền uỷ thác cho các cá nhân mà sau đó, chính những người này lại chi ra hàng nghìn tỷ để “ôm” cổ phiếu tăng vốn của FLC. họ đã dùng tiền dòng tiền vay của chính ngân hàng mua cổ phiếu của chính FLC, và làm giá, thổi cố phiếu FLC lên mây xanh.

Đây thực chất là món vay “đảo nợ”

Trong 6 tháng qua, FLC đã trả nợ cho OCB được gần 73,45 tỷ đồng, ngay sau đó lại vay lại gần 71,8 tỷ đồng và không trả được đồng nào nợ dài hạn… Đây thực chất là món vay “đảo nợ” ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp đã vận dụng khi chưa cân đối được tiền trả nợ.

Thực tế, FLC đã thực hiện “trơn tru” những giao dịch vay vốn- trả nợ- vay ngân hàng trong hơn một năm gần đây. Trong 6 tháng đầu năm 2016, FLC đã vay thêm được 1.776 tỷ đồng từ các ngân hàng, nhưng cũng đem trả nợ lại ngân hàng 439 tỷ đồng, bằng khoảng 25% số tiền vay được.

Như vậy, lưu chuyển dòng tiền vẫn dương nhưng lượng tiền vay ngân hàng đổ vào dự án của FLC đã bị thiếu hụt khoảng 25% số tiền cần giải ngân theo đúng mục đích vay vốn. Khi dòng tiền liên tục “bơm-hút” nhịp nhàng, thì công ty vẫn cân đối được tiền để trả nợ, thi công dự án, tăng vốn… Nếu không sẽ sập.

Mô hình này rất nhiều tập đoàn ở Viện Nam sử dụng Hoàng Anh Gia Lai hay tôn Hoa Sen …dùng để tăng vốn nhanh. Nhưng khi tập đoàn xập cả hệ thống sẽ sập theo.

 

PTS theo Thuongia online